Bộ môn Kỹ thuật Tàu thuỷ được thành lập từ năm 1998, tiền thân là Bộ môn Tàu thuyền (từ 1998 đến 2006), sau được đổi tên là Bộ môn Đóng tàu (từ 2006 đến 2011), và từ tháng 9-2011 có tên gọi như hiện nay. Từ 5 cán bộ giảng dạy trong giai đoạn đầu thành lập, đến nay nhân sự của Bộ môn đã phát triển đến 15 cán bộ giảng dạy có trình độ cao, bao gồm 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 3 Tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 1 Thạc sỹ và 6 Kỹ sư, đã được đào tạo từ các nước có nền đóng tàu phát triển như Hàn Quốc, Nauy. Hiện nay Bộ môn đã và đang phụ trách đào tạo các chương trình giáo dục ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ từ bậc Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ.

Cơ sở vật chất của Bộ môn cũng đã được đầu tư mạnh với Phòng thực hành Công nghệ đóng tàu, Phòng thiết kế tàu, Phòng thí nghiệm cơ khí đóng tàu cá, Phòng thực hành Hàn tàu thuỷ, Phòng Cơ khí đóng tàu cá. Tại đây, sinh viên sẽ được thực hành qua tất cả các công việc của một kỹ sư đóng tàu, từ khâu đọc bản vẽ thiết kế, đến khâu phóng dạng, triển khai công nghệ, hàn vỏ tàu v...v… với sản phẩm cuối cùng là những mô hình tàu bằng các loại vật liệu gỗ, composite, thép, với đầy đủ các chi tiết kết cấu vỏ và trang trí nội thất. Phòng thiết kế tàu của Bộ môn với hơn 20 máy tính mạnh và đầy đủ trang thiết bị như máy vẽ, máy chiếu, phần mềm thiết kế tàu AutoShip, Maat hydro, Delftship, Shipconstructor, …,các phần mềm phân tích độ bền kết cấu tàu như Ansys, MS Patran, MS Natran, Abaqus v..v…
Bên cạnh công tác đào tạo, Bộ môn cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện hàng loạt hợp đồng với các đơn vị sản xuất cho các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các địa phương, thiết kế mẫu tàu nghề cá truyền thống cho các tỉnh, khảo sát các mẫu tàu câu và tàu vây ở các tỉnh miền Trung, thiết kế các tàu du lịch cao tốc vỏ FRP, thiết kế tàu du lịch và tàu xử lý dầu tràn, chế tạo mẫu thuyền thúng không chìm, lồng nuôi tôm hùng, … ; kiểm tra chiều dày tôn vỏ tàu, kiểm định chất lượng mối hàn, … ; mô phỏng và thử độ bền va đập của trọng vật lên kết cấu tàu thuỷ,
Ngoài ra, Bộ môn đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đóng sửa tàu lớn trong khu vực và cả nước như Nhà máy Tàu biển Hyundai-Vinashin, Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy, Công ty CNTT Sài Gòn, Công ty dịch vụ dầu khí PTSC, … Và các cơ quan đăng kiểm Việt Nam VR, Hàn Quốc KR. Hằng năm công ty HVS hỗ trợ toàn bộ sinh viên thực tập tại nhà máy.
Đặc biệt, Bộ môn đang có chương trình liên kết đào tạo với Đại học Ulsan – Hàn Quốc và Đại học NTNU – Nauy cho sinh viên bậc Đại học, hàng năm có khoảng 10 sinh viên được tuyển theo học chương trình 1 năm tại nước bạn với bằng đại học được công nhận của cả hai bên, có công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Toàn bộ chi phí học tập do phía đối tác trường Ulsan đài thọ.
Với chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cùng các mối quan hệ hợp tác, Bộ môn Kỹ thuật Tàu thuỷ luôn tạo cho Quý vị môi trường học tập tiên tiến, cập nhật nhu cầu xã hội cùng điều kiện làm việc, học tập lý tưởng.
Thông tin liên hệ
Trưởng Bộ môn: TS. Huỳnh Lê Hồng Thái
Email: thai@ntu.edu.vn
Điện thoại: 0834310781
1. Chương trình đào tạo
2. Học phần quản lý (K63)
Các đề tài NCKH Bộ môn Đã, đang thực hiện
Đề tài Cấp Quốc Gia
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
Trạng thái |
1 |
Xây dựng hệ thống công thức về sự đoán độ bền của các kết cấu cylinder ngoài khơi khi bị đâm va |
TS. Đỗ Quang Thắng |
2020-2023 |
Đã nghiệm thu |
Đề tài Cấp Bộ
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
Trạng thái |
1 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thân vỏ cano cỡ nhỏ kiểu kết cấu sandwich từ vật liệu inox + foam |
TS. Huỳnh Văn Vũ |
2021-2023 |
Đã nghiệm thu |
2 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thực nghiệm thiết bị đo tự động các thông số hình học chân vịt tàu thủy theo công nghệ đo hiện đại |
TS.Huỳnh Lê Hồng Thái |
Từ 2021 |
Đang thực hiện |
Đề tài Cấp tỉnh
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
Trạng thái |
1 |
Nghiên cứu thiết kế chế tạo khung lồng nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu FRP |
TS. Huỳnh Văn Vũ |
2021-2023 |
Đang thực hiện |
Đề tài Cấp Trường
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
Trạng thái |
1 |
Xây dựng hệ thống công thức về sự đoán độ bền của các kết cấu chân giàn khoan |
TS. Đỗ Quang Thắng |
2022-2023 |
Đang thực hiện |
2 |
Update |
|
|
|
Đề tài NCKH Sinh viên
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm |
Thời gian thực hiện |
Trạng thái |
1 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tàu vớt rác chạy bằng năng lượng mặt trời |
SV K61. Ngô Hoàng Thịnh, K61 |
2021-2022 |
Đã nghiệm thu |
2 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm máy thu gom rác thông minh |
SV K61. Nguyễn Thanh Phong, K61 |
2021-2022 |
Đã nghiệm thu |
3 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tàu chạy bằng năng lượng mặt trời |
SV K60 .Nguyễn Hưng Phát |
2022-2023 |
Đang thực hiện |
4 |
Nghiên cứu ứng xử va đạp của tấm inox-foarm |
SV K60. Tô Mỹ Bổn |
2022-2023 |
Đang thực hiện |
Hợp tác Doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm Đóng tàu Huyndai Việt nam - Hyundai Vietnam Shipbuilding (HVS)
Địa chỉ: 01 Mỹ Giang, Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa
2. Công ty TNHH Vard Vũng Tàu
Địa chỉ: Đường số 6, KCN Đông Xuyên, P. Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu
Hiện tại Bộ môn KỸ THUẬT TÀU THỦY Có mối quan hệ hợp tác toàn diện với các đối tác sau:
1. Trường Ulsan College - Hàn Quốc
Hằng năm trường Ulsan College (Hàn Quốc) tuyển chọn từ 5-10 sinh viên xuất sắc của ngành (sinh viên năm 3) sang Hàn Quốc học tập trong thời gian 1 năm. Học bổng phía Trường Ulsan College tài trợ 100% bao gồm chi phí ăn ở, vé máy bay khứ hồi và học phí. Sau khi học xong sinh viên được nhận trực tiếp vào nhà máy HVS làm việc.
2. Hợp tác với các hãng phần mềm thiết kế tàu
Hiện bộ môn đang hợp tác với các hãng phần mềm về thiết kế tàu nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về tin học chuyên ngành để làm chủ được các công việc thiết kế tàu trong tương lai. Bộ môn nhận được sự tài trợ của các hãng phần mềm như:
Phần mềm có các chức năng tính toán tính năng tàu thủy đặc biệt rất mạnh trong việc tính toán về thủy tĩnh và ổn định tàu.
Phần mềm có các chức năng mô hình hóa vỏ tàu, thiết kế các mẫu tàu rất nhanh và chính xác, đặc biệt phần mềm cung cấp tính năng tính thủy tĩnh và ổn định cũng như sức cản tàu thủy.
Phần mềm có các chức năng hỗ trợ trong việc phân tích độ bền kết cấu tàu thủy cũng như mô phỏng dòng chảy CFD liên quan đến công tác thiết kế tàu.
3. Trường NaUy NTNU
Hợp tác với trường Đại học Khoa học và Công nghệ NaUy NTNU.
https://www.ntnu.edu/
4. Các công ty, Nhà má