THÔNG TIN CHUNG
Ngành KHHH được đào tạo từ khóa 55 được giao cho Bộ môn Động lực quản lý theo quyết định số 898/QĐ-ĐHNT của Hiệu trưởng ngày 18/09/2014.
Chương trình đào tạo của Ngành KHHH đã cập nhật lại từ khóa 58 KHHH theo quyết định số 282/QĐ-ĐHNT của Hiệu trưởng ngày 11/03/2019 theo đó bổ sung thêm một số học phần liên quan đến chuyên ngành Logistics.
Do nhu cầu của xã hội, Ngành KHHH đã xây dựng và bổ sung chuyên ngành QUẢN LÝ HÀNG HẢI VÀ LOGISTICS theo quyết định số 1275/QĐ -ĐHNT của Hiệu trưởng ngày 16/11/2021 thuộc ngành Khoa học hàng hải.
Bộ môn Khoa học Hàng hải chính thức thành lập từ tháng 08 năm 2023 được tách ra từ Bộ môn Động lực của Khoa Kỹ thuật Giao thông và chuyển Bộ môn Khai thác – Hàng hải (thành lập vào tháng 10/1998) của Khoa Khai thác Thủy sản (nay là Viện Khoa học và công nghệ Khai thác thủy sản) nhập chung.
Nhân sự của bộ môn hiện nay gồm có 7 cán bộ viên chức, trong đó có 02 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ (có 01 cán bộ đang làm Nghiên cứu sinh nước ngoài). Đội ngũ cán bộ bộ môn là những người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, có nhiều tâm huyết với nghề nghiệp.
A. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
MÃ NGÀNH: 7840106
- 2 chuyên ngành: Khoa học hàng hải, Quản lý hàng hải và Logistics (Maritime Science and Logistics Engineering)
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Download CTĐT
B. HỌC PHẦN QUẢN LÝ
Môn học
|
TC
|
Bắt buộc
|
ĐCHP
|
An toàn hàng hải
|
3
|
Bắt buộc
|
Download
|
Cảng nội địa (ICD)
|
2
|
Bắt buộc
|
Download |
Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Địa lý vận tải và vận tải đa phương thức
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Giám định và bảo hiểm hàng hải
|
4
|
Bắt buộc
|
Download |
Hệ thống quản lý giao thông hàng hải
|
2
|
Tự chọn
|
Download |
Khoa học quản lý
|
2
|
Bắt buộc
|
Download |
Luật vận tải
|
2
|
Bắt buộc
|
Download |
Nhập môn ngành Khoa học hàng hải
|
1
|
Bắt buộc
|
Download |
Phương pháp số trong cơ học
|
2
|
Tự chọn
|
Download |
Quản lý đội tàu
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Quản lý rủi ro hàng hải
|
2
|
Tự chọn
|
Download |
Quản lý và khai thác cảng
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Tiếng Anh chuyên ngành 1 (Khoa học hàng hải)
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Tiếng Anh chuyên ngành 2 (Khoa học hàng hải)
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
TTập cấu tạo tàu thủy và cảng biển
|
2
|
Bắt buộc
|
Download |
TTập chuyên ngành
|
3
|
Bắt buộc
|
Download |
Xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa và ĐAMH
|
4
|
Bắt buộc
|
Download |
TT |
Tên tài liệu |
NXB/Tác giả, Đồng tác giả |
1. |
Tiếng Anh Hàng Hải |
Lao Động 2021/ Hồ Đức Tuấn |
2 |
Quản lý Khai thác cảng |
Lao Động 2021/ Hồ Đức Tuấn |
3 |
Bài giảng Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa |
ĐHNT 2018/ Hồ Đức Tuấn |
4 |
Bài giảng Giám định Hàng hóa |
ĐHNT 2021/ Nguyễn Thái Vũ |
5 |
Bài giảng Bảo hiểm hàng hải |
ĐHNT 2016/ Hồ Đức Tuấn |
6 |
Bài giảng Nhập môn KHHH |
ĐHNT 2022/ Phùng Minh Lộc, Tô Văn Phương, Hồ Đức Tuấn |
7 |
Bài giảng Quản lý đội tàu |
ĐHNT 2018/ Phùng Minh Lộc |
8 |
Bài giảng Xếp dỡ và Vận chuyển hàng hóa và ĐAMH |
ĐHNT 2016/ Nguyễn Thái Vũ |
9 |
Bài giảng Địa lý vận tải và Vận tải đa phương thức |
ĐHNT 2023/Trần Công Minh |
I. THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CAM RANH
VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Biên bản thỏa thuận hợp tác này được ký kết tại văn phòng Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh vào ngày 27 tháng 02 năm 2023 giữa hai bên.
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CAM RANH.
- Địa chỉ: Số 29, đường Nguyễn Trọng Kỷ, phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại : 02583. 854307 Fax: 02583. 854536
- Website : camranhport.vn Email: mail@camranhport.vn
- Đại diện ông: NGUYỄN VĂN THẮNG Chức vụ: Tổng Giám đốc.
BÊN B: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG.
- Địa chỉ: Số 02, đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Điện thoại : 02583. 831149 Fax:
- Website : ntu.edu.vn Email: dhnt@ntu.edu.vn
- Đại diện ông: Quách Hoài Nam Chức vụ: P. Hiệu trưởng.
Xét rằng:
- Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh là một doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khai thác dịch vụ cảng biển và logictics.
- Trường Đại học Nha Trang là một đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nằm trong Top 30 trường đại học xuất sắc tại Việt Nam.
Hai bên có nhu cầu cùng nhau hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án logictics và chuyển đổi số tại cảng biển; tạo môi trường thực tập thực tế cho sinh viên và nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực tế cho cán bộ, giảng viên của Nhà trường.
Sau khi bàn bạc, Hai bên thống nhất ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với nội dung cụ thể như sau:
MỤC ĐÍCH HỢP TÁC:
Tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp, qua đó cùng phối hợp, hỗ trợ nhau trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Thông qua việc thoả thuận hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho Hai bên cùng phối hợp triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của mỗi bên đã đề ra.
NỘI DUNG HỢP TÁC:
- Hợp tác trong việc đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Bên B hỗ trợ Bên A đào tạo, đào tạo lại các ngành nghề như: quản lý và khai thác cảng biển, dịch vụ logictics, công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các ngành nghề khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề đào tạo của Bên B theo yêu cầu. Giới thiệu cho Bên A các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, hoặc đã tốt nghiệp ra trường tham gia ứng tuyển tại các vị trí khi Bên A có thông tin đăng tuyển.
- Bên A hỗ trợ Bên B tiếp nhận sinh viên đến thực tập, hoặc tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
- Hợp tác trong thực hiện các dự án logictics và chuyển đổi số:
Hai bên thống nhất cùng phối hợp, hỗ trợ nhau thực hiện các dự án về logictics, chuyển đổi số tại doanh nghiệp. Khi Bên A có dự án về Logictics, hoặc chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, theo nhu cầu của Bên A, Bên B sẽ cử giảng viên của Nhà trường cùng phối hợp tham gia nhằm hỗ trợ Bên A đạt được mục tiêu tốt nhất về chất lượng, tiến độ, chi phí, đồng thời giúp Bên B có thêm kinh nghiệm thực tế, nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường.
- Hợp tác trong học tập, trao đổi kinh nghiệm:
Hai bên thống nhất, hàng năm Hai bên sẽ có buổi gặp mặt, học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Công ty và lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Nhà trường, đồng thời trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp, hỗ trợ giữa Hai bên nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Video giới thiệu về Cảng Cam Ranh, đơn vị hợp tác với NGành KHHH, Khoa KTGT, Đại học Nha Trang
II. BIÊN BẢN GHI NHỚ (MOU) HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC SINH VIÊN
Ngày 28.08.2023 Khoa Kỹ thuật Giao thông kết hợp với Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp làm cầu nối để ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Trường Đại học Nha Trang với đối tác là Viện Phát Triển Doanh Nghiệp Và Tài Năng Việt Nam và Phú Phong Khánh Hòa Mentoring về các mãng sau:
1. Phát huy năng lực chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành KHHH chuyên ngành Quản lý Hàng hải và Logistics và các ngành khác của Trường Đại học Nha Trang từ đó cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tỉnh Khánh Hòa và đất nước nói chung.
2. Cùng nhau tạo môi trường chuyên nghiệp cho sinh viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, tham quan, tìm hiểu môi trường các doanh nghiệp, nhận thức rõ các nhu cầu, thách thức về công việc của ngành nghề, từ đó định hướng, lựa chọn đúng đắn cho sự phát triển kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
3. Nâng cao đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên, giúp sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
Thành phần tham dự của đối tác gồm:
1. Phó giáo sư. Tiến sĩ. Phạm Văn Huynh – Chủ tịch TT Khoa học giáo dục và Khởi nghiệp Việt.
2. Thạc sĩ. Lữ Vincent Thế Hùng – Tổng giám đốc Cty Công nghệ A. Yersin, Trưởng đại diện liên minh doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Khánh Hòa.
3. Mentor. Nguyễn Tấn Huy – Phó viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam.
4. Tiến sĩ. Lê Anh Vân – Phụ trách khoa Luật và Quản lý nhà nước ĐH Thái Bình Dương.
5. Thạc sĩ. Huỳnh Lê Phú Phong – Chủ tịch sáng lập và điều hành tổ chức Phú Phong Khánh Hòa ||Mentoring, Trưởng đại diện văn phòng Khánh Hòa Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam.
6. Ms. Đặng Thị Diệu Hòa – Giám đốc Cty Đào tạo và Giáo dục Tín Việt.
7. Ms. Nguyễn Thị Hà Trâm – Giám đốc Happy TiPi Group
8. Mr. Phạm Cao Trùng Dương – Giám đốc Cty BĐS DREAL.
9. Mentor. Nguyễn Văn Ba – Trưởng phòng Marketing Cty CP cà phê Mê Trang.
Thành phần tham dự từ Nhà trường:
- TS Quách Hoài Nam- Phó Hiệu trưởng Nhà trường
- Thầy Đỗ Quốc Việt – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Việc làm và Khởi nghiệp
- TS. Huỳnh Văn Vũ Trưởng Khoa Kỹ thuật Giao thông
- TS. Hồ Đức Tuấn TBM Khoa học Hàng hải
- Đại diện Khoa Kinh tế
- Đại diện Văn phòng trường
- Đại diện Phòng Đào tạo Đại học
- Cùng một số thầy/cô đến từ các phòng ban và các bạn sinh viên Team Cộng tác viên truyền thông Trung tâm Hỗ trợ Việc làm và Khởi nghiệp
III. KÝ KẾT HỢP TÁC VÀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG SV NGÀNH QLHH VÀ LOGISTICS SANG THỰC TẬP SINH Ở NHẬT BẢN
Ngày 05.09.2023 tại Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kỹ thuật Giao thông phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Việc làm và Khởi nghiệp làm cầu nối ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại Học Nha Trang với Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Quốc Tế Higoi (HIGOI), Công Ty TNHH Vận Tải Maruwa Nhật Bản (MARUWA), Công Ty TNHH Happy Tipi Group (HAPPY TIPI) nhằm đưa sinh viên Ngành Quản lý Hàng hải và Logistics sang Công ty TNHH Maruwa Transport Organization Japan dạng Intership (thực tập nghề nghiệp) trong thời hạn 01 năm.
Mục đích hợp tác nhằm:
1. Phát huy năng lực và thế mạnh sẵn có của mỗi bên về con người, cơ sở vật chất, chuyên môn để từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của Bên A và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bên B.
2. Tạo môi trường chuyên nghiệp để sinh viên trao đổi kinh nghiệm, tham quan, tìm hiểu doanh nghiệp, nhận thức rõ các nhu cầu, thách thức về công việc của ngành, từ đó định hướng, lựa chọn đúng đắn cho sự phát triển kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
3. Nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên, giúp sinh viên bổ sung kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
Trường Đại học Nha Trang và Công ty TNHH Maruwa Transport Organization Japan và Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Quốc Tế HIGOI đã ký kết thỏa thuận nhằm thúc đẩy thuận lợi các hoạt động hợp tác giữa Maruwa và trường đại học vì mục đích phát triển nguồn nhân lực và giao lưu quốc tế. Mục đích là để sinh viên Ngành Quản lý Hàng hải và Logistics nâng cao khả năng chuyên môn về quản lý Logistics thông qua trải nghiệm làm việc tại Nhật Bản trong quá trình học và nâng cao hiệu quả giáo dục chuyên ngành quản lý Logistics.
Thành phần tham dự từ Doanh nghiệp gồm:
1. Ông Phạm Thanh Điền – Phó giám đốc Công Ty HIGOI
2. Ông Hayakawa Kohei – Giám đốc tuyển dụng Công Ty MARUWA
3. Ông Nguyễn Đức Chung – Phiên dịch của Công Ty HIGOI
4. Ms. Nguyễn Thị Hà Trâm – Giám đốc Happy TiPi Group
Thành phần tham dự từ Nhà trường:
- TS. Quách Hoài Nam- Phó Hiệu trưởng Nhà trường
- TS. Huỳnh Văn Vũ – Trưởng Khoa Kỹ thuật Giao thông
- TS. Hồ Đức Tuấn – Trưởng bộ môn Khoa học Hàng hải
- ThS. Đỗ Quốc Việt – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Việc làm và Khởi nghiệp
- TS. Phạm Thanh Nhựt – Phó trưởng phòng đòa tạo Đại học
- Cùng một số thầy/cô đến từ các phòng ban và các bạn sinh viên Team Cộng tác viên truyền thông Trung tâm Hỗ trợ Việc làm và Khởi nghiệp.
Sau buổi lễ ký kết MOU, các bên đối tác đã giới thiệu chương trình Intership Logistics tại Nhật Bản và tiến hành Phỏng vấn tuyển dụng của Công ty TNHH Vận tải Maruwa Nhật Bản đối với các bạn sinh viên Khóa 63 KHHH. Các bạn sinh viên trúng tuyển sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan và dự kiến sẽ sang Nhật bản thực tập trong vòng 01 năm vào khoảng tháng 05.2024.
\
III. Đoàn công tác Khoa KTGT thăm và làm việc tại Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) - huyện Tân Thành - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) được thành lập ngày 26 tháng 1 năm 2007 trên cơ sở liên doanh giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP, Cảng Sài Gòn và APM Terminals – nhà khai thác cảng Công-ten-nơ hàng đầu thế giới của Đan Mạch. Đây là cảng công-ten-nơ nước sâu tại khu vực Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 48 héc ta. CMIT có cầu cảng dài 600 mét, công suất hơn 1,1 triệu TEU, có khả năng đón các tàu container có trọng tải lớn đạt 160.000 DWT. Với hệ thống cơ sở vật chất vận hành và khai thác cảng hiện đại, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
IV. Hợp tác với Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (gọi tắt là TCIT)
Để tìm cơ hội hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học theo các lĩnh vực: Vận tải biển, Quản lý khai thác cảng, Logistics,.... Đặc biệt mở rộng cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên ngành Quản lý Hàng hải và Logistic, ngành Kỹ thuật Tàu thủy, ngành Cơ khí động lực. Đoàn công tác Khoa Kỹ thuật Giao thông đã đến thăm và làm việc với Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép.
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (gọi tắt là TCIT) là liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với 03 đối tác nước ngoài bao gồm hãng tàu MOL của Nhật Bản, hãng tàu Wan Hai của Đài Loan và hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc (hiện nay là Tập đoàn Hanjin Logistics) được Chính phủ Việt Nam cấp giấy chứng nhận vào tháng 9/2009 với tổng vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ (tương đương với 2000 tỷ đồng).
Với vị thế cảng nước sâu nằm gần ngã ba sông Thị Vải-Cái Mép, cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý, TCIT là điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á… Luồng chạy tàu có độ sâu âm 14 mét; độ sâu khu vực bến cảng âm 16,8 mét; vũng quay tàu rộng 500 mét, thích hợp cho việc phục vụ các siêu tàu trọng tải lên đến 160.000 DWT (tương đương với 14.000 TEU).
Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cảng được đầu tư hiện đại với 03 cầu tàu dài 890 mét, 03 bến sà lan dài 270 mét, bãi container rộng 55 ha với sức chứa gần 51.500 teu; 10 cẩu bờ STS, 22 cẩu bãi e-RTG, 03 cẩu chuyên dụng cho sà lan, 76 xe đầu kéo, 05 xe nâng hàng và 05 xe nâng rỗng cùng với công nghệ tiên tiến – TOPS (Terminal Operations Package - System) được cung cấp bởi Realtime Business Solutions - RBS/Úc.
V. Liên kết với Tân cảng STC - TP . Hồ Chí Minh
Theo kế hoạch tìm kiếm địa điểm thực tập, bổ sung chứng chỉ hành nghề và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý Hàng hải và Logistics. Sáng ngày 3/8/2023 Đoàn công tác của
Khoa Kỹ thuật Giao thông - Trường Đại học Nha Trang đã đến thăm và làm việc với Công ty Tân Cảng - Tp HCM. Tại buổi làm việc, bà Vũ Thị Tâm - Phó tổng giám đóc kiêm Giám đốc đào tạo đã trình bày khái quát về lĩnh vực hoạt động của công ty cùng các đối tác tại Khánh Hoà, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng trong các lĩnh vực: Quản lý khai thác cảng, hàng hải và logistics. Bước đầu 2 bên đã thoả thuận hợp tác trong đào tạo, thực tập và hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Biên bản hợp tác sẽ được 2 bên ký kết trong thời gian tới. Được biết Công ty TNHH Phát Triển Nguồn Nhân Lực TÂN CẢNG-STC là trung tâm đào tạo đặc biệt tại Việt Nam chuyên cung cấp các khóa học ngắn hạn trong lĩnh vực CẢNG BIỂN, HÀNG HẢI, VẬN TẢI và LOGISTICS. Được hình thành và phát triển dựa trên sự hợp tác lâu dài và đầy triển vọng giữa Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn (1989), Việt Nam và Tập đoàn STC, Hà Lan (hoạt động tại VN từ năm 1993), kết hợp cùng phương pháp giảng dạy thực tế, mang tính ứng dụng cao, hệ thống mô phỏng hiện đại được chuyển giao từ Hà Lan, Tân Cảng-STC đã tổ chức khóa học và cấp chứng chỉ có giá trị toàn quốc cho hàng nghìn sinh viên và lao động các cấp đang làm việc trong lĩnh vực vận tải biển, vốn là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.
STC Tân cảng Sài Gòn đơn vị liên kết với Ngành QLHH-Logistics Khoa KTGT Đại học Nha Trang trong việc năng cao chất lượng đào tạo thực hành thực tập, tuyển dụng và cung cấp các khoa học về QL Khai thác cảng và Logistics thực hành.
VI. Hợp tác với Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Hàng hải (TRA-AS); Công ty TNHH-DV Vận Tải Trọng Tấn; Công ty THHH Vận chuyển VSC
Đoàn công tác Khoa KTGT tới làm việc và ký thỏa thuận hợp tác với các công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực Vận tải, Hàng hải và Logistic tại Thành phố Hồ Chí Minh về tiếp nhận sinh viên thực tập, tuyển dụng:
1. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Hàng hải (TRA-AS)
34-Nguyễn Thị Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Công ty TNHH-DV Vận Tải Trọng Tấn
M7 KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Công ty THHH Vận chuyển VSC
02nd Floor, The office Building, 340/15A, đường Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh Dist, Thành phố Hồ Chí Minh.
I. Đề tài- Dự án
đang cập nhật
II. Bài báo KH trong và ngoài nước:
TT
|
Tên tạp chí
|
Tên bài báo
|
Tác giả chính/ CTV
|
Năm
|
1
|
Khoa học Công nghệ – Thủy sản
|
Bàn về chương trình đào tạo ngành khoa học hàng hải trường Đại học Nha Trang.
|
Phùng Minh Lộc - Hồ Đức Tuấn
|
2015
|
III. Nghiên cứu Khoa học sinh viên
TT
|
Mã số
|
Tên đề tài
|
Tên SV- Khóa
|
Năm thực hiện
|
GVHD
|
1
|
SV2019-13-02
|
Thiết kế chế tạo sa bàn Cảng container
|
Lê Anh Minh - k58 KHHH
|
2020
|
Th.S Nguyễn Thái Vũ
|
2
|
SV 2020-13-27
|
Xây dựng mô hình động các thiết bị mô phỏng một số hoạt động khai thác hàng hải cho sa bàn cmit đã có
|
Nguyễn Hữu Tín - K60 KHHH
|
2022
|
TS. Hồ Đức Tuấn
|
đang cập nhật
I. Phòng Mô phỏng điều động tàu:
- Giới thiệu hệ thống mô phỏng
1.1. Tổng quan
Hệ thống mô phỏng polaris bao gồm 3 hệ thống con:
- Hệ thống mô phỏng ra đa: tạo ra ảnh thực ra đa về đường bờ biển, nội địa, dấu hiệu dẫn đường, giao thông và các hiệu ứng nhiễu ra đa khác. Mô phỏng ra đa sử dụng cơ sở dữ liệu đường truyền đa giác. Vì vậy, nó vận hành trên cùng các cơ sở dữ liệu như mô phỏng trực quan và hệ thống đo sâu.
- Hệ thống mô phỏng trực quan: cung cấp các hoàn cảnh mang tính trực quan như ban ngày, khói bụi, ban đêm với phối cảnh và màu sắc chân thực. Nó hiển thị các đặc trưng của địa hình, địa vật, luồng lạch, hỗ trợ dẫn đường như hải đăng, phao tiêu, biển chỉ dẫn. Cũng như các tàu đối tượng và đặc trưng nhân tạo như tòa nhà, tòa tháp, bến tàu, cầu phà được hiển thị. Hệ thống mô phỏng trực quan cho phép điều động tàu giống như trong thực tế, ví dụ: cập cầu, lai dắt,...
- Hệ thống truyền thông thoại: bao gồm các phương tiện truyền thông thoại khác nhau được dùng như:
+ Trạm học viên: MF/HF, VHF, VHF/DSC, UHF, Intercom/Interphone, GMDSS, telephone.
+ Trạm giáo viên: MF/HF, VHF, UHF, Intercom, GMDSS, Telephone.
Hình 1: Tổng quan về hệ thống mô phỏng
SeaView™R5: Là hệ thống mô phỏng thế hệ thứ 7. Phần mềm mang đến một cảm nhận thực tế chi tiết và sâu sắc cũng như khả năng tái tạo các điều kiện thực phong phú trên biển. SeaView™R5 mang đến hình ảnh chân ảnh chân thực nhất bằng cách sử dụng công nghệ cao. Hệ thống mô phỏng đáp ứng tất cả các yêu cầu đào tạo nghề hay nghiên cứu.
Hệ thống cung cấp các hiệu ứng:
- Nhiều hiệu ứng tuyết rơi, mưa với nhiều cường độ khác nhau
- Cảnh sáng, trưa, chiều, tối, độ cao quan sát, cường độ sáng và vị trí quan sát
- Hiệu ứng mặt trời mọc, mặt trời lặn
- Các trạng thái bầu trời, mặt nước và mây
- Thiết lập dạng mây, độ dày mây
- Gợn sóng trên mặt nước
- Mô phỏng tất cả các hiệu ứng phản chiếu của mặt trăng, mặt trời, sao, mây …
- Cảnh bình minh, chiều tà trên mặt nước
- Các vết lằn trên sóng nước
1.2. Hệ thống huấn luyện mô phỏng
Một số hình ảnh thực hành của thầy và trò ngành KHHH:
II. Sa bàn Cảng biển phục vụ thực hành môn học Quản lý Khai thác cảng:
III. Phòng thực hành hàng hải:
Với diện tích 200m2, cùng với đầu đủ trang thiết bị phục vụ việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực hàng hải và khai thác. Phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sinh viên thực tập tác nghiệp hải đồ, máy điện hàng hải, hệ thống luồng lạch…
IV. Phòng thực hành thủy nghiệp:
Với diện tích khoảng 100m2, trang thiết đầy đủ các phục vụ thực tập công tác giây nút, sơn vỏ tàu, phòng nạn …
VI. Các trang Thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu
TT
|
Tên thiết bị
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
DÙNG CHO THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN HÀNG HẢI
|
1.1
|
La bàn từ và thiết bị khử
|
Chiếc
|
10
|
|
1.2
|
Sectan hàng hải
|
Chiếc
|
08
|
|
1.3
|
Radar
|
Chiếc
|
2
|
|
1.4
|
Định vị vệ tinh GPS, DPGS cố định và cầm tay
|
Chiếc
|
6
|
|
1.5
|
Máy đo sâu – dò cá
|
Chiếc
|
5
|
|
1.6
|
Thiết bị liên lạc
|
Bộ
|
1
|
|
1.7
|
Máy chiếu
|
Chiếc
|
2
|
|
1.8
|
Máy ICOM
|
Chiếc
|
2
|
|
1.9
|
Máy vô tuyến
|
Chiếc
|
1
|
|
1.10
|
Máy liên lạc tầm xa
|
Chiếc
|
1
|
|
1.11
|
Máy liên lạc tầm gần
|
Chiếc
|
2
|
|
2
|
DÙNG CHO THỰC HÀNH LÁI TÀU, AN TOÀN HÀNG HẢI
|
2.1
|
Tàu đánh cá FAO-90cv
|
Chiếc
|
2
|
|
2.2
|
Tàu đánh cá VN90-45cv
|
Chiếc
|
1
|
|
2.3
|
Hải đồ và dụng cụ tác nghiệp
|
Bộ
|
5
|
|
2.4
|
Mô hình về cảng biển, cảng sông
|
Bộ
|
10
|
|
2.5
|
Tiêu bản về dây nút
|
Bộ
|
8
|
|
2.6
|
Mô hình hình ảnh tàu được nhìn thấy trong đêm
|
Bộ
|
1
|
|
2.7
|
Mô hình đĩa tìm sao
|
Bộ
|
2
|
|
2.8
|
Mô hình các dụng cụ lai dắt
|
Bộ
|
3
|
|
2.9
|
Mô hình các loại cọc bích
|
Bộ
|
4
|
|
2.10
|
Cụm ròng rọc
|
Bộ
|
1
|
|
2.11
|
Cọc bích
|
Bộ
|
5
|
|
2.12
|
Dụng cụ làm sạch tàu
|
Bộ
|
1
|
|
2.13
|
Dụng cụ sơn tàu (chổi sơn)
|
Bộ
|
1
|
|
2.14
|
Bàn thực hành tác nghiệp
|
Bộ
|
10
|
|
2.15
|
Phao áo
|
Cái
|
50
|
|
3
|
DÙNG CHO NGHIÊN CỨU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
|
3.1
|
Máy đo tốc độ, hướng gió
|
|
1
|
|
3.2
|
Máy đo tốc độ, hướng dòng chảy
|
|
1
|
|
Trưởng Bộ môn: TS.GVC Hồ Đức Tuấn
Email: bmkhhh@ntu.edu.vn